Các đại siêu thị hàng đầu của Mỹ Latin muốn mua hàng ‘made in Vietnam’
Hàng loạt các nhà phân phối và nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ Latin đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn hàng hóa từ Vietnam International Sourcing 2024.
Số doanh nghiệp thuần Việt chiếm tỉ trọng rất nhỏ và chủ yếu là nhà cung cấp thứ cấp cho các chuỗi bán lẻ quốc tế
Sau khi tham gia sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế (International Sourcing 2023) được tổ chức năm ngoái, nhà bán lẻ này đã thành công trong việc tìm kiếm đối tác cung ứng tại Việt Nam và đưa sản phẩm “made in Vietnam” tiếp cận trực tiếp với 35 triệu khách hàng thường xuyên trong hệ thống cửa hàng của mình.
Đối với Coppel của Mexico, hãng bán lẻ nổi tiếng này có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là quần áo, giày dép, và đồ nội thất gia dụng để đa dạng hóa nguồn cung ứng cho hơn 1.600 chi nhánh tại Mexico và 27 cửa hàng tại Argentina.
Tại thị trường Venezuela, Tập đoàn Latiquim C.A nổi lên là doanh nghiệp đầu mối uy tín và đầy tiềm năng cho các nhà cung ứng về nguyên liệu hóa chất trong nước. Họ mong muốn tìm kiếm đối tác bền vững tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất axit sunfonic và axit photphoric.
Tập đoàn Walmart của Mỹ cũng cam kết tập trung thu mua hàng hóa đa dạng từ Việt Nam tại International Sourcing 2024, từ hàng dệt may đến thực phẩm đông lạnh, nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đức Trọng, trưởng phòng phụ trách phát triển nhà cung ứng mới Walmart, cho biết trong tìm kiếm nguồn cung tại châu Á, Việt Nam là một trong những trung tâm của Walmart tại khu vực Đông Nam Á với số lượng nhân viên khoảng 100 người.
Ở đây có thể cung cấp cho bán lẻ nhiều mặt hàng khác nhau từ điện tử, dệt may, da giày, hàng nội ngoại thất, hàng gia dụng, đồ chơi đến các mặt hàng thực phẩm đông lạnh.
Và xu hướng hàng hóa “made in Vietnam” xuất khẩu ngày càng tăng khi thị trường chứng kiến sự chuyển dịch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Năm 2023 Walmart thu mua 7 tỉ USD hàng Việt, chủ yếu là hàng điện tử, dệt may, đồ chơi, đóng góp vào doanh thu 600 tỉ USD của nhà bán lẻ khổng lồ của Mỹ.
Vụ Thị trường châu Á – châu Mỹ đánh giá khu vực Mỹ Latin với 33 quốc gia, dân số hơn 670 triệu người và GDP khoảng 6.500 tỉ USD, đang trở thành thị trường đầy tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên đang ngày càng phát triển và mở rộng, với kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp rưỡi chỉ trong vòng 5 năm qua.
Việt Nam và Mỹ Latin cũng có cơ cấu nhóm hàng xuất nhập khẩu bổ trợ cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh doanh.
Mới đây, chuỗi cửa hàng gia dụng của Mỹ Big Lots công bố đã mở thêm hai văn phòng mua hàng quốc tế có vị trí chiến lược ở khu vực châu Á gồm Việt Nam và Trung Quốc.
Trong đó, ở Việt Nam, nhà bán lẻ này đặt văn phòng tại TP.HCM. Theo Big Lots, văn phòng mới sẽ giúp hãng nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tìm nguồn cung ứng sản phẩm, bao gồm cả các giao dịch chốt sổ và giá tốt.
Bài viết liên quan
Áo váy của nhà thiết kế Việt dập dìu trên thảm đỏ Cannes 2024
Nhiều sao quốc tế lựa chọn trang phục từ các nhà thiết kế Việt khi xuất hiện trên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes 2024. Miss Grand International 2022 – Isabella Menin lựa chọn thiết kế của Lê Thanh Hoà để xuất hiện tại thảm đỏ Liên hoan phim Cannes lần thứ 77. Sắc đỏ..
Siêu thị tung ưu đãi lớn dịp hè
Thị trường tiêu dùng bắt đầu chuyển hướng vào các thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe để thích nghi với thời tiết thay đổi, các sản phẩm chuẩn bị cho những chuyến du lịch đó đây khi hè về. Thực phẩm giải nhiệt được nhiều khách hàng ưu ái chọn mua dịp hè –..
8 sản phẩm chứa Arbutin dưỡng trắng da, mờ thâm hiệu quả
Giữa muôn vàn hợp chất dưỡng da, Arbutin được xem là “cứu tinh” đối với các cô nàng theo đuổi làn da trắng mịn không tì vết. Với nhiều đặc tính nổi trội, hợp chất Arbutin được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm điều trị nám, tàn nhang, da không đều màu, thâm sẹo…..