Mốc khám thai nào không nên bỏ qua?

Lượt xem: 8 / By vitashe

Tôi có kế hoạch mang thai con đầu lòng. Những mốc khám thai nào quan trọng và chẩn đoán trước sinh nào cần thực hiện để tầm soát dị tật, bất thường thai? (Ngọc Khuê, 32 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Trước khi mang thai, phụ nữ nên đi khám để tầm soát bệnh lý như tim mạch, nội tiết (tiểu đường, cường giáp), huyết áp… Tiêm ngừa các loại vaccine phòng bệnh cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella… để tránh nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai, khiến thai chết lưu hoặc trẻ sinh non, dị tật.

Nếu dự định mang thai, bạn nên lưu ý các mốc khám thai quan trọng sau đây.

Sau thời điểm chậm kinh: Thăm khám và siêu âm vị trí thai, xác định thai vào tổ, tránh trường hợp thai ngoài tử cung. Ngoài ra, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của thai như có túi noãn hoàng, phôi thai, tim thai.

Từ 11 đến 13 tuần: Đây là thời điểm cần đi khám và siêu âm hình thái học quý một, đo độ mờ da gáy, tầm soát dị tật ở thai như tim, thành bụng, hộp sọ, hệ thần kinh trung ương.

Thai phụ được thực hiện các xét nghiệm thường quy để kiểm tra tình trạng thiếu máu, tiểu đường thai kỳ hoặc những bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục. Tiếp đó, người mẹ được thực hiện sàng lọc nguy cơ và phát hiện các đột biến về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Từ 20 đến 24 tuần: Lúc này thai phụ được siêu âm hình thái học quý hai nhằm kiểm tra tay chân, dạ dày, bọng đái, cột sống, các cơ quan khác của trẻ có dị tật bất thường không.

Bác sĩ siêu âm hình thái học thai nhi mốc 22 tuần. Ảnh minh họa: Như Ngọc

Bác sĩ siêu âm hình thái học thai nhi mốc 22 tuần. Ảnh minh họa: Như Ngọc

Từ 24 đến 28 tuần: Thai phụ thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết nhằm chẩn đoán, loại trừ nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số thai phụ không thể kiểm soát đường huyết có thể phải dùng thuốc.

Từ 29 đến 31 tuần: Thai phụ siêu âm hình thái học quý ba nhằm khảo sát xem có những bất thường nào khác mới xuất hiện không về não, tim.

Từ 36 đến 37 tuần: Bác sĩ cho thai phụ tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Đây là xét nghiệm lấy một ít dịch ở âm đạo, hậu môn đem đi cấy tìm có vi khuẩn hay không. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ có kế hoạch dự phòng nhiễm trùng lúc chuyển dạ sinh bé.

Trong những lần hẹn khám thai kế tiếp, bác sĩ có những chỉ định, siêu âm, xét nghiệm để tiết kiệm thời gian hoặc tránh bỏ sót các tầm soát. Nếu bạn dự định có thai và sau khi mang thai cần tuân thủ lịch tái khám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua. Theo Bệnh viện K..

Xem thêm

Cách kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai và những rủi ro cần lưu ý

Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, hiểu cách kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai là điều cần thiết với các bà mẹ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Tiến sĩ, bác sĩ Chethan TL, nhà..

Xem thêm

Mất ngủ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính này ở phụ nữ

Các chuyên gia y tế cho rằng thiếu ngủ có thể làm tăng căng thẳng lên các tế bào sản xuất insulin làm tăng tình trạng kháng insulin ở phụ nữ. Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, chỉ mất 90 phút ngủ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh..

Xem thêm