Hút sữa nhiều sau sinh có gây loãng xương?

Lượt xem: 10 / By vitashe

Con tôi không chịu bú mẹ, mỗi ngày tôi hút 1,5 lít sữa cho con bú bình. Hút sữa nhiều có nguy cơ loãng xương không? (Sao Mai, 28 tuổi, Hà Tĩnh)

Trả lời:

Khi mang thai, canxi của người mẹ được hấp thu qua đường ruột, vận chuyển đến thai nhi. Trong thời gian cho con bú, mật độ xương của người mẹ tiếp tục giảm vì giảm hấp thu canxi do nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ hậu sản kết hợp quá trình tiêu xương qua trung gian để cung cấp canxi trong sữa mẹ. Giảm hấp thu và tăng sử dụng canxi ở người mẹ gây mất mật độ xương tạm thời, có thể dẫn đến loãng xương.

Thống kê tại Nhật Bản, tần suất loãng xương liên quan đến sinh nở khoảng 0,03 đến 0,3%. Loãng xương liên quan đến thai kỳ và cho con bú hay gặp trên phụ nữ đa sản (mang thai nhiều lần), nhưng có thể diễn ra ở một lần mang thai. Một số trường hợp gãy xương trong quá trình hậu sản cũng được ghi nhận.

Quá trình mang thai và cho con bú khiến cơ thể người mẹ mất đi một lượng vitamin D rất lớn, tăng nguy cơ loãng xương. Ảnh: Freepik

Quá trình mang thai và cho con bú khiến cơ thể người mẹ mất đi một lượng vitamin D rất lớn, tăng nguy cơ loãng xương. Ảnh minh họa: Freepik

Người mẹ hút sữa hoặc cho con bú nhiều nhưng ăn uống kiêng khem, ít canxi, không bổ sung đủ vitamin D… rất dễ loãng xương. Dấu hiệu cảnh báo như tê bì chân tay, đau nhức các khớp chân tay, hay bị chuột rút, đau người, lưng âm ỉ… Nặng hơn là dễ bong gân hoặc gãy xương.

Thông thường, thiếu canxi có thể cải thiện sau khi phụ nữ ngừng cho con bú 6-12 tháng. Một số trường hợp nặng cần điều trị. Nếu giảm rõ rệt, người mẹ cần điều chỉnh như giảm hút sữa, tăng thời gian nghỉ ngơi, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, canxi đường uống.

Thực phẩm giàu canxi gồm sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, đậu, tôm, trứng, đậu phụ, các loại hạt dinh dưỡng. Một số thuốc, thực phẩm chức năng giàu canxi có thể dùng khi thực phẩm không cung cấp đủ canxi cần thiết nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số chị em kiêng cữ, gần như không ra khỏi phòng khi sinh con, ít tiếp xúc ánh sáng, có thể khiến cơ thể thiếu vitamin D.

BS.CKI Nguyễn Huy Cường
Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua. Theo Bệnh viện K..

Xem thêm

4 cách giúp mẹ bầu giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ

Táo bón là một vấn đề phổ biến nhiều phụ nữ mang thai gặp phải do sự thay đổi hormone và áp lực của tử cung lớn hơn. Dưới đây là bốn cách giúp mẹ bầu giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ. Ăn chất xơ Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống có..

Xem thêm

4 món ăn có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ nhanh chóng

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm chế độ ăn uống. Dưới đây là bốn món ăn có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ nhanh chóng nếu tiêu thụ quá mức. Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế Các món ăn như..

Xem thêm